Đạo Hoà Hảo Thờ Ai

Đạo Hoà Hảo Thờ Ai

Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh. Tôn giáo này có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây. Ở nước ta Phật Giáo Hòa Hảo có tín đông đông thứ 4. Vậy Phật giáo Hòa Hảo thờ ai? là gì? 8 điều cấm kỵ của phật giáo hòa hảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia

Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh. Tôn giáo này có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây. Ở nước ta Phật Giáo Hòa Hảo có tín đông đông thứ 4. Vậy Phật giáo Hòa Hảo thờ ai? là gì? 8 điều cấm kỵ của phật giáo hòa hảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia

Sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo

Vào năm 1993, dựa trên nền tảng Đạo Phật và những điều giác ngộ mà Huỳnh Phú Sổ đã lập nên Phật giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

Ông Huỳnh Phú Sổ còn được mọi người biết đến là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”. Ông tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri” khi chưa tròn 18 tuổi. Huỳnh Phú Sổ tự nhận biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ. Đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp

Người tin theo Huỳnh Phú Sổ ngày càng nhiều. Ông khai đại chính tại nhà mình và lấy tên ngôi làng Hòa Hảo để đặt cho tôn giáo của mình.

Chủ trương của Phật Giáo Hòa Hảo đúng theo tinh thần vô vi mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề ra đó là thờ phượng đơn giản. Chủ yếu hình thức thờ cúng hướng về nội tâm, không cầu kỳ phức tạp.

Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

điều cấm kỵ trong Phật Giáo Hòa Hảo

Trong giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo có 8 điều cấm mà bất cứ tín đồ nào cũng không được phạm phải:

Hy vọng với những thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu hơn về Phật Giáo Hòa Hảo.

Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá Đẹp

Đại hội Đại biểu cấp toàn đạo Phật giáo Hoà Hảo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014- 2019

Ngày 22 tháng 5 năm 2014, Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo tổ chức Đại hội Đại biểu cấp toàn đạo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014- 2019 có 806 đại biểu đại diện cho 391 Ban Trị sự xã, phường, thị trấn của 17 tỉnh thành từ Bình Định trở vào tham dự.

Đến dự đại hội có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân khu IX, Tổng cục An ninh 2 Bộ Công an, đại diện thành uỷ, tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ 21 tỉnh thành có tín đồ PGHH cùng với đại diện lãnh đạo huyện, thành phố trên địa bàn tình An Giang, một số tôn giáo bạn cùng tham dự.

Đại hội đã thông qua báo cáo nhiệm kỳ III và định hướng nhiệm kỳ IV, dự thảo Hiến chương sữa đổi và một số tham luận của các Ban Trị sự cơ sở, Ban Đại diện tỉnh thành. Đại hội đã suy cử 27 vị vào Ban Trị sự nhiệm kỳ 2014- 2019, Ban Thường trực gồm 09 vị do ông Nguyễn Tấn Đạt làm Trưởng ban. Đặc biệt trong đại hội này, Ban Trị sự cũng ra thông điệp phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên biển Đông thuộc vùng biển của Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo đại hội: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Dũng, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Võ Anh Kiệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã biểu dương những thành tích trong nhiệm kỳ III của Ban Trị sự Trung ương cùng toàn thể tín đồ PGHH đã đạt được và đề nghị toàn đạo PGHH tiếp tục phát huy hơn nữa những đóng góp của bà con PGHH trong thời gian tới với mục tiêu “ Vì đạo pháp, vì dân tộc”.

Từ truớc đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình-tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng Từ-Bi mới làm ra thờ-phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi-dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế, chúng ta không có ý hủy-báng sự phượng thờ của các chùa-chiền. Cách thờ-phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm-hồn hơn ở vào sự hào nháng (nhoáng) bề ngoài. Từ trước, chúng ta thờ trần điều là di-tích của Đức PHẬT THẦY TÂY-AN để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức PHẬT, nên toàn thể trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy, chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô-thượng của nhà Phật.

Nếu trong nhà chật, nội bàn Thông-Thiên với một lư hương không cũng được, bởi vì sự tu hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh hơn là do sự lễ bái ở ngoài. Còn người nào có cốt PHẬT trong nhà để vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi. Kẻ nào phải chung đậu với người khác không có tu hiền hay không cùng một Đạo với mình, hoặc nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng.

Về cách cúng PHẬT, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán mùi uế trược. Ngoài ra, chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ Ông Bà cúng món chi cũng đặng.

Ngoài sự thờ PHẬT, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị anh-hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn-tích.

Theo nghi thức thờ phượng của PGHH thì trong gia đình của mỗi tín đồ đều có ba ngôi thờ cúng.

1- BÀN THỜ PHẬT, cũng gọi là Ngôi Tam Bảo, thờ ở giữa nhà, cao hơn bàn Cửu Huyền Thất Tổ. Theo Đức Thầy cho biết: các chùa trong Đạo Phật từ trước tới giờ, người ta trang trí quá nhiều hình tượng; tuy vì sự tôn kính Phật, Pháp, Tăng, song cũng có người lợi dụng nơi ấy để sanh sống. Bây giờ chúng ta không nên thờ hình tướng như vậy nữa, đây không có ý hủy báng sự thờ phượng của các chùa, đó là tùy theo điều kiện của các Tăng sư, chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng.

Riêng về cư sĩ tại gia như chúng ta hiện giờ, không nên thờ theo hình thức đó, mà nên thờ đơn giản lại, để cho lòng tín ngưỡng xoay về tâm hơn là sắc tướng bên ngoài.

Lúc Đức Giáo Chủ PGHH mới khai Đạo (1939) Ngài dạy tín đồ trang trí ngôi Tam Bảo một bức trần điều, là vì noi theo truyền thống của Đức Phật Thầy Tây An. Đến tháng 2 năm Canh Thìn (1940) có người tự xưng cùng một Tông phái, cũng thờ Trần đỏ như vậy, nhưng họ làm sai tôn chỉ của Đức Phật, nên Đức Thầy cho toàn thể trong Đạo đổi lại bức trần màu dà. Ngài cũng cho biết ý nghĩa:

Từ trước tới giờ các nhà tu hay dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục, bởi màu dà do sự kết hợp với các màu khác mà thành, nên dùng nó cũng để tượng trưng cho sự hòa hợp, bình đẳng nhân loại…Chính bức trần dà ấy cũng tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật. Là một tín đồ PGHH, chúng ta không nên thờ phượng cách nào khác.

2- BÀN THÔNG THIÊN: Bàn này dựng trước sân nhà, hoặc dựa mái nhà cũng được. Theo ý Đức Thầy, nếu trong nhà chật hẹp, chỉ một bàn Thông Thiên cũng được.

-Cốt Phật đã có từ trước, để y cũng đặng hoặc hiến vào chùa hay cho người Tông phái khác thỉnh. Còn hình tượng bằng giấy nên đốt đi, không nên chừa lại. (Có người hỏi sao tượng bằng giấy thì đốt, còn chơn dung Đức Thầy còn để lại ? – Xin trả lời: Để chơn dung Đức Thầy là kỷ niệm, chớ không phải thờ như tượng Phật. Như đã thấy chỉ để 2 bên, chớ chẳng để trong ngôi Tam Bảo.)

-Trường hợp ở đậu với người không cùng một Đạo, tới thời cúng chỉ niệm thầm đủ các bài nguyện trong tâm cũng được.

Bàn nầy đặt giữa ngay giữa nhà, thấp hơn ngôi Tam Bảo, hoặc dưới ngôi Tam Bảo, nhà nhỏ thì làm nhị cấp.

CÁC VẬT DÂNG CÚNG: Phật Trời không hề dùng vật thực thế gian, chỉ chứng tấm lòng thành mà thôi:

Chỉ đem theo hai chữ thành lòng.

Chẳng có cần trà, quả, hương nồng,

Mong sanh chúng từ lòng hối ngộ”.

Cho nên Đức Giáo Chủ dạy: bàn Phật và bàn Thông Thiên chỉ được cúng 3 món tiêu biểu mà thôi:

1-“Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch”

2-“Bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết.

3-“Còn nhang dùng đặng bán mùi uế trược”.

Ngoài ra không nên cúng một món gì khác cả.

-Còn bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cúng món chi cũng đặng (có chi cúng nấy).

-NÊN THỜ HOẶC KHÔNG NÊN THỜ AI ? Người tín đồ PGHH chỉ được thờ:“Phật, Tổ Tiên, Ông Bà, Cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích”.

Theo truyền thống Quốc dân Việt Nam chúng ta đều sùng ngưỡng Tam Giáo “Phật, Thánh, Tiên”. Vào thời nước nhà tự chủ qua các triểu đại: Đinh, Lê, Lý, Trần; đều có mở những cuộc thi tổng hợp tam giáo, để tuyển chọn các bậc hiền tài, ra giúp nước vùa dân.

Do truyền thống đó, PGHH đã hình thành trong lòng dân tộc và cũng mang màu sắc dân tộc. Tất nhiên là lời giáo huấn của Đức Giáo Chủ cũng dung thông cả Tam giáo để khế hợp với tinh thần dân tộc. Như Ngài đã cho biết.

Trường ngoại bang phục đáo như xưa”.

“Phật, Thánh, Tiên Đông Độ lướt sang,

Miền Nam địa phân chia đẳng cấp”.

“Phật, Tiên, Thánh lòng nhơn hà hải,

Những ước ao thế giới hòa bình”.

Vì thế, trong nghi thức thờ cúng, Đức Thầy dạy: nơi tư gia của mỗi tín đồ có 3 ngôi thờ cúng là tượng trưng cho tam giáo: Phật, Tiên, Thánh.

Vào năm 1968, Ban Phổ thông Giáo lý Trung Ương có họp bàn và soạn thảo chương trình tu học Đạo pháp Khai Tâm. Trong đó có bài “Ý nghĩa ba chỗ thờ cúng”. Nay chúng tôi cũng căn cứ vào đó mà lược giải ra đây:

1- BÀN THỜ PHẬT: Cũng gọi là “Ngôi Tam Bảo”. Nơi đây tôn thờ vị giáo chủ Đạo Phật trong cõi Ta Bà và mười phương chư Phật, Pháp, Tăng, cùng Phật Tổ, Phật Thầy…Nên bàn thờ nầy có ý nghĩa tượng trưng cho Phật Đạo.

2- BÀN THÔNG THIÊN: Có ý nghĩa: bàn thờ thông lên Trời. Vì trong câu nguyện thứ nhứt có 3 vị: Thiên hoàng (vua các cõi Trời), Địa hoàng (vua các cõi địa ngục), Nhơn hoàng (vua các cõi người). Cũng gọi là vị Chuyển Luân ThánhVương của cõi đời Thượng ngươn Thánh Đức tới đây:“Phật Tiên Thánh an bang cùng định quốc” và “Tam Hoàng trở lại là đời Thượng ngươn”.( ĐT). Nói chung các vị ấy đều là bậc: Phật Thánh Tiên.

Lúc Đức Thầy mới khai Đạo (1939), Đức Ông (thân sinh của Ngài) thấy Ngài sửa lại cái bàn Thông Thiên mà Đức Ông đã thờ từ trước có 2 cấp. Đức Thầy dẹp bỏ cấp dưới và 2 ly gạo muối, chỉ chừa lại 1 cấp, 1 lư hương, 1 chung bông và 3 chung nước.

-Theo truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương thì thờ Bàn Thông Thiên 2 cấp: Hoàng Thiên và Hậu Thổ, nay Thầy Tư bỏ hết 1 cấp làm sao đủ ?

-Ông Cả nói thờ cấp trên là Hoàng Thiên, tức Thiên Hoàng, cấp dưới là Hậu Thổ, tức Địa Hoàng, còn Nhơn Hoàng thờ ở đâu ? Đoạn Ngài nói tiếp:

-Thờ thống nhứt lại một cấp là đủ hết 3 vị, còn thờ 2 cấp lại bị thiếu !

Vả lại, các danh từ: Trời, Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng, non Bồng nước Nhược, non Tiên, Tiên bang…mà Đức Thầy có dùng trong Sấm thi của Ngài đều chỉ cho cảnh Tiên, người Tiên:

Non Bồng Ta ở dựa kề mất năm”.( ĐT)

Xét qua lời chỉ giáo của Đức Thầy và các lý lẽ vừa luận trên, chúng ta có thể hiểu chung một ý nghĩa: Bàn Thông Thiên là Bàn thờ thông lên trời, cũng gọi là bàn thờ Cộng đồng Tam Giáo, dùng để tưởng niệm bốn phương Trời Phật. Nó hàm chứa tinh thần tín ngưỡng Phật Trời muôn thuở, của người dân Việt Nam chúng ta “Thiên tại óc thềm đầu” ra khỏi mái nhà thân mật, người lương dân đã tưởng nhớ Phật Trời. Đức Thầy dạy rành mạch:

Bàn Thông Thiên cũng thiệt hành như y.

Cúi đầu bái tạ từ bi Phật Trời”.

Cứu trong thiên hạ Đạo khai khắp trời”.

(Những chữ “…bái tạ từ bi Phật Trời” và “Cầu Phật Trời độ…”, thầy rõ Đức Thầy dạy cầu nguyện nơi Bàn Thông Thiên, chẳng phải Phật không mà luôn cả Trời (Tiên ).)

Tóm lại, qua các lý do kể trên, chúng ta có một nhận định chung là bàn Thông Thiên có ý nghĩa tượng trưng cho Tiên Đạo.

3- BÀN THỜ ÔNG BÀ hay CỬU HUYỀN THẤT TỔ, tượng trưng cho Thánh Đạo. Bàn thờ nầy do truyền thống của Tổ Tiên ta từ thời Hùng Vương lập quốc tới giờ. Trong đây là tôn thờ Tổ Quốc và Ông bà cha mẹ từ vô lượng kiếp. Theo Tôn chỉ của PGHH thì hai điều TRUNG và HIẾU là then chốt:

“Phụ mẫu thâm ân vô lượng kiếp,

Quân thần nghĩa trọng hữu thiên niên”.( ĐT)

Sống lo trọn Đạo thác lên Tiên đài”.( ĐT)

Là một nền Đạo xuất phát trong lòng dân tộc, người tín đồ PGHH với tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” không thể thiếu bàn thờ ông bà được. Cho nên bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” (ông bà) có ý nghĩa tượng trưng cho “Thánh Đạo”.

THỜ PHƯỢNG: Cũng gọi là phượng thờ hay phụng thờ. Có nghĩa thờ kính và vâng chịu làm theo. Đức Thầy bảo:

Người đời phải biết phượng thờ mẹ cha”.

LỢI DỤNG: Thừa cơ hội mưu lợi cho mình mà có hại cho người khác.

HỦY BÁNG: Phỉ báng, gièm pha nói xấu người ta.

ĐƠN GIẢN: Đơn sơ, giản dị, không rườm rà phiền phức.

TRẦN ĐIỀU: Bức trần đỏ, tức tấm tranh màu đỏ, tượng trưng cho sự tốt đẹp. Khi xưa Đức Phật Thầy Tây An khai sáng Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Ngài dạy mỗi tín đồ thờ trên ngôi Tam Bảo một bức trần điều (đỏ) chớ không thờ tượng cốt chi hết, để tượng trưng cho tinh thần vô vi và tình thương yêu nhân loại muôn thuở của dân tộc ta, qua câu Ca dao:

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Thời nay lúc mới khai Đạo, Đức Thầy cũng theo di tích nói trên. Ngài dạy nơi nhà của mỗi tín đồ:

Tạo làm chi những cốt với hình”.

TÔNG PHÁI: Cũng gọi là Tôn phái, có nghĩa một chi nhánh của Đạo Phật, như Tịnh độ Tông hay Thiền Tông, Mật Tông,v.v…

MÀU DÀ: Sắc hơi nâu nâu. Hồi trước từ tấm vải trắng, người ta lấy vỏ cây dà nấu ra nước rồi nhuộm lại thành màu dà. Sau nầy người ta dùng các màu: đỏ, trắng, đen…hòa hợp lại thành màu dà tươi đẹp.

Xưa, lúc Thái Tử Sĩ Đạt Ta mới đi tu, Ngài đem bộ nhung phục, đổi lấy bộ đồ dà của anh thợ săn mặc vào, để không còn vướng bận chút mùi cao sang vương giả nào trong người nữa. Bởi thế, từ đó đến giờ các nhà tu thường dùng màu dà, để biểu hiện cho sự thoát tục của mình. Đức Thầy từng nói:

Mùi thiền đã thấm ơn nhà lợt phai”.

Thế nên dùng màu dà là vừa biểu hiện cho sự siêu thoát và cũng vừa tượng trưng cho sự hòa hiệp, thương yêu, đoàn kết và bình đẳng cả nhân loại không phân biệt chủng tộc hay cá nhân:

Trông ngày chư quốc chư hầu tỉnh tâm”.( ĐT)

Cho nên Đức Thầy dạy tín đồ dùng màu dà trong chỗ thờ phượng là để tiêu biểu cho tinh thần từ bi, bình đẳng và vô thượng của nhà Phật.

BIỂU HIỆN: Hiện ra, bày ra rõ rệt.

THOÁT TỤC: Thoát khỏi vòng trần tục, không bị các vật dục: danh, lợi, tình chi phối hay ràng buộc.

TIÊU BIỂU: Cây nêu hoặc tấm bảng nêu lên cho người ta trông vào mà thấy được tinh thần bên trong.

TINH KHIẾT: Trong sạch cao cả, không chút bợn nhơ, tà quấy. Đức Thầy nói:

“Mài gươm trí cho tinh cho khiết”.

ANH HÙNG: Anh là vua các loài hoa; Hùng là vua các loài thú. Chỉ bực hào kiệt, tài giỏi xuất chúng.

TÀ THẦN: Các vị thần không chơn chánh hay phá phách dân chúng, đặng ăn đồ cúng tế.

CĂN TÍCH: Gốc tích rõ ràng, có lịch sử chính xác.

1/-Từ trước tới giờ các chùa thờ Phật ra sao ? Và có ý nghĩa gì ?

3/-Bây giờ Đức Thầy dạy chúng ta thờ thế nào ?

4/-Riêng người Cư sĩ, Đức Thầy dạy thờ phượng ra sao ? Và có ý nghĩa gì ?

5/-Lúc mới khai Đạo, Đức Thầy bảo thờ Trần Điều là theo di tích của ai ? Và có nghĩa ra sao ?

6/-Lý do nào Đức Thầy cho đổi Trần điều ra Trần dà ?

7/-Trần dà có nghĩa ra sao và tiêu biểu cho cái gì ?

8/-Nếu nhà nào chật, ta thờ như thế nào ? Và tại sao ?

9/-Nhà nào đã có cốt Phật và hình tượng phải làm sao ?

10/-Trường hợp ở đậu với người không có Đạo ta phải thờ cúng như thế nào ?

11/-Đức Thầy dạy nên cúng Phật bằng các vật gì, cấm món nào và cho biết sự tiêu biểu của các vật được cúng ?

12/-Bàn thờ Ông bà, ta nên cúng như thế nào ?

13/-Đức Thầy cho ta thờ những ai ? Và không cho thờ ai ?

14/-Ba ngôi thờ cúng là thờ ai ? Và tượng trưng cho những gì ?