Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự thay đổi và phát triển của nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, xếp hạng mức độ giàu – nghèo giữa các tỉnh, thành phố cũng có sự thay đổi. Trong bài viết dưới đây, cùng Sen Vàng Group tìm hiểu Top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam. Danh sách được tổng hợp dựa trên tiêu chí đánh giá GRDP bình quân đầu người năm 2021.
Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự thay đổi và phát triển của nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, xếp hạng mức độ giàu – nghèo giữa các tỉnh, thành phố cũng có sự thay đổi. Trong bài viết dưới đây, cùng Sen Vàng Group tìm hiểu Top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam. Danh sách được tổng hợp dựa trên tiêu chí đánh giá GRDP bình quân đầu người năm 2021.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi đây hội tụ đủ biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới nên khá thuận lợi để phát triền về mọi mặt. Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là tỉnh với chủ lực khai thác than chính của đất nước; đặc biệt là một trong 4 trung tâm du lịch lớn của Việt Nam có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới; có Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.
Quảng Ninh hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội như: có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn (trữ lượng than chiếm 90% trên cả nước); nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu;…
Về du lịch: Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO 2 lần tôn vinh, ngoài ra còn có núi Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, núi Bài Thơ,…thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, văn hóa tâm linh,…
Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu thuận lợi cho ngành vận tải đường biển; có hệ thống cửa khẩu phân bố dọc tuyến biên giới thuận lợi giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ,…
Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư trong và ngoài nước với mức vốn lên đến hàng nghìn tỷ đô. Nơi đây là một trong những điểm đến thu hút lao động ngoại tỉnh tìm kiếm việc làm.
Bắc Ninh đứng thứ 22 về tỷ lệ dân số trên cả nước nhưng xếp thứ 8 về tổng sản phẩm GRFP, xếp thứ 3 về tổng sản phẩm GRDP.
Nhìn chung, Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam là những cái tên có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội.
Nếu bạn đang muốn đi du lịch trong nước và mong tận mắt nhìn được sự thịnh vượng của các thành phố xen lẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên thì hãy điểm qua những thành phố giàu nhất Việt Nam hiện nay, dựa theo tiêu chí riêng như tỉnh thành có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, các khu công nghiệp, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng …và hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá top các tỉnh thành giàu nhất tại Việt Nam năm 2018 thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thành phố giàu nhất tại Việt Nam đầu tiên phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Là nơi thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Đây là trung tâm kinh tế của cả đất nước với sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm. Một thành phố này tạo ra 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương hơn 1.000.000 tỷ đồng. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 2014, ước cả năm kinh tế tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nước). Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8 - 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%; GRDP bình quân đầu người: 75 - 77 triệu đồng (~3.500 USD/người/năm).
Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall, … là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.
Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...
Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.
Theo số liệu năm 2004 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 51.2%. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa -Vũng Tàu. Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.
Bà Rịa, Vũng Tàu - Thành phố biển
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho. Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017. Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, Samsung, Microsoft, ABB, Foxconn.
Bình Dương là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Nơi đây có tiềm năng và chắc chắn phải trở thành một hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như toàn bộ cộng đồng kinh tế ASEAN. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Nhằm tăng cường sự thu hút đầu tư, địa phương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đi vào hoạt động.
Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm 2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 14,2%.
Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng...Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phònghiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.
Năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành
Quảng Ninh là tỉnh ven biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2016, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%.Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa...Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới.
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Kinh tế Đà Nẵng khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.
Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn cùng các siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim … Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính …
Trên đây là top 10 thành phố được cho là giàu nhất Việt Nam năm 2018. Hy vọng với thông tin bổ ích này sẽ góp phần nào đó giúp bạn hiểu hơn về đất nước Việt Nam xinh đẹp nơi có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu. Chúc các bạn có những phút giây học hỏi và thư giãn vui vẻ.