Không riêng gì phái yếu, phái mạnh khi gặp khuyết điểm môi thâm cũng cảm thấy thiếu tự tin. Đó là lý do cách trị môi thâm ở nam giới cũng là từ khóa được nhiều cánh mày râu quan tâm.
Không riêng gì phái yếu, phái mạnh khi gặp khuyết điểm môi thâm cũng cảm thấy thiếu tự tin. Đó là lý do cách trị môi thâm ở nam giới cũng là từ khóa được nhiều cánh mày râu quan tâm.
Có thể nói, người đặt nền móng cho ngành điều dưỡng y học cổ truyền Việt Nam là hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha đặt nền móng điều dưỡng phương Tây ở nước ta, xây dựng tu viện, chữa bệnh cho các tín đồ, người nghèo, trẻ mồ côi với tinh thần nhân đạo không đòi hỏi thù lao.
Hải Thượng Lãn Ông (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%A3n_%C3%94ng)
Như đã nói, những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Pháp cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam. Năm 1901, lớp điều dưỡng điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần đầu tiên được mở tại bệnh viên Chợ quán. Sau đó, các lớp học điều dưỡng được mở ra tại các bệnh viện với chương trình đào tạo thiếu bài bản, sơ khai.
Bệnh viện Chợ Quán (Nguồn: https://sites.google.com/site/tvsk21vlvhha/home/10-khu-tram-giam-benh-vien-cho-quan-noi-dong-chi-tran-phu-hi-sinh)
Những năm 50, hàng loạt các chiến dịch chống thực dân Pháp được Đảng và nhân dân ta thực hiện, nhu cầu chăm sóc bệnh binh tăng mạnh. Do vậy mà các lớp đào tạo điều dưỡng viên, y tá liên tục mở ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của cách mạng, các điều dưỡng viên, y tá đã chăm sóc, điều trị giúp các chiến sĩ lành thương, đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét.
Trong kháng chiến chống Mỹ, mỗi miền đều mở các trường đào tạo điều dưỡng để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất chỉ đạo công tác điều dưỡng tại 2 miền. Năm 1985, Bộ Y tế mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong đào tạo điều dưỡng nước ta, coi ngành điều dưỡng là một ngành độc lập, riêng biệt trong hệ thống y tế. Năm 1990, Bộ Y tế ra quyết định thành lập phòng điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Sau đó không lâu, Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam ra đời.
Năm 1992, Phòng Y tá được thành lập thuộc Vụ Điều trị Bộ Y tế với nhiệm vụ phát triển công tác điều dưỡng trên cả nước thời đó. Ngày 13 tháng 8 năm 1997, Nhà nước đồng ý đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng. Cho đến nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có 800 chi hội và hơn 80.000 hội viên.
Năm 1989, Hội Điều dưỡng Hà Nội và Quảng Ninh ra đời thúc đẩy sự ra đời của các tỉnh hội điều dưỡng khác, đặt ra yêu cầu về một hội điều dưỡng chung trên cả nước. Ngày 26/10/1990, Chính phủ thông qua quyết định số 375 thành lập Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam. Từ đó, ngày 26/10/1990 được xem là Ngày điều dưỡng Việt Nam.
Cũng giống như trên thế giới, người phụ nữ Việt Nam vừa giữ vai trò chăm sóc gia đình, vừa truyền lại các kinh nghiệm dân gian về chăm sóc người bệnh. Lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển đất nước.
Tại đại hội lần thứ nhất diễn ra tại hội trường Ba Đình, hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam bầu ra Ban chấp hành với nhiệm kì 03 năm gồm 31 ủy viên. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ được bầu làm Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đầu tiên, cùng với 3 phó chủ tịch khác là bà Trịnh Thị Loan, bà Nguyễn Thị Niên và ông Nguyễn Hoa.
Bà Vi Thị Nguyệt Hồ (Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-60-nam-gan-bo-voi-nghiep-dieu-duong-169122226.htm)
Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là vợ của bác sĩ, viện sĩ, giáo sư nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bà từng được xem là hoa khôi Hà Thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Trong suốt 22 năm đứng trên cương vị của mình, bà là người đi đầu và phát triển hệ thống điều dưỡng tại Việt Nam, là niềm tự hào của ngành điều dưỡng cả nước, là tấm gương say mê, tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Bà nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương kháng chiến hạng III, Thầy thuốc ưu tú, Giải thưởng Cống hiến trọn đời,…
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ vai trò của những người phụ nữ đối với các thành viên trong gia đình. Dần dần, xã hội phát triển, họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó xuất hiện các tổ chức giúp đỡ chăm sóc người đau ốm, trên cơ sở đó ngành điều dưỡng phát triển.
Cũng có người tin rằng, ngành điều dưỡng xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà Đế chế La Mã hùng mạnh nhất. Đế quốc La Mã đặt mỗi thị trấn của mình một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Họ có cả nam và nữ được gọi với cái tên “hypourgoi”.
Hiện tại, chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam là thạc sĩ Phạm Đức Mục nhiệm kì 2017 – 2020. Với mục tiêu trở thành tổ chức chuyên nghiệp trong xây dựng, đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên có năng lực và đại diện cho tiếng nói của điều dưỡng Việt Nam, những năm qua, Hội không ngừng cố gắng và hoàn thiện, cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Trên đây là vài nét sơ bộ về sự hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng Việt Nam và trên thế giới. Lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam là kết tinh kinh nghiệm dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, không ngừng đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe đất nước.
Nguồn: bài viết có tham khảo một số tư liệu của một số trang internet
Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸
Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn. Hotline: 0869 809 088 Email: [email protected] Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.
Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên được hưởng các lợi ích.
Nội dung của hoạt động môi giới phụ thuộc vào các đối tượng được môi giới, ví dụ nội dung môi giới bất động sản: Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng, Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản,
Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, hoặc nội dung của môi giới bảo hiểm là: Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Nhưng nhìn chung, có thể khái quát nội dung của môi giới bao gồm: tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị địa điểm gặp mặt, cũng cấp thông tin cho các bên,…
Một trong những hoạt động môi giới mạnh mẽ là “môi giới thương mại”, môi giới thương mại được hiểu hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hòa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hòa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới; hay Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Phạm vi của môi giới rất rộng như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, hay các hoạt động môi giới được coi là tội phạm như môi giới mại dâm, môi giới hối lộ.
Các quan hệ môi giới “chính thống” thường được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng.
Môi giới giúp cho giao dịch giữa các bên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được lợi ích của các bên.
Môi giới trong Tiếng anh là: “Medium”.
Người môi giới là khái niệm chung chỉ những người thực hiện hoạt động môi giới, theo đó họ là người trung gian, giúp các bên tiếp xúc, gặp gỡ, thiết lập quan hệ và được hưởng thù lao theo thỏa thuận.
Người môi giới hay còn gọi là bên môi giới vẫn được quy định trong một số văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ, ví dụ theo Luật thương mại năm 2005:
“Bên môi giới thương mại có nghĩa vụ: Bảo quản các mẫu hàng hòa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới; Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ; Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới. (Điều 151)
Bên môi giới được quyền hưởng thù lao môi giới theo thỏa thuận.
“Người môi giới” có thể xem xét rộng hơn, có thể là tổ chức, doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm.
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.( Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000)
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
+ Thực hiện việc môi giới trung thực;
+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
+ Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
-Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản:
+ Quyền của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản: Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định của Luật này; Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản; Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với khách hàng; Thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập khác thực hiện công việc môi giới bất động sản trong phạm vi hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản đã ký với khách hàng, nhưng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả môi giới; Các quyền khác trong hợp đồng.
+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản: Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng; Cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp; Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật; Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
Trước đây, môi giới chỉ mang tính quy mô nhỏ, không đáng kể, chủ yếu là cá nhân thực hiện các hoạt động riêng lẻ, kết nối giữa các bên không đáng kể, do đó chưa được xem xét là một nghề.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhiều đối tượng có giá trị như bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa,… với giá trị lớn, khiến cho thù lao mà người môi giới nhận được càng cao, nhiều người “đổ xô’ tìm kiểm, kết nối khách hàng để tạo ra lợi nhuận cho mình, từ đó, môi giới được coi là một nghề, và được pháp luật quy định trong một số lĩnh vực. Khái niệm “nghề” ở đây phải được hiểu là là hoạt động việc làm có tính ổn định, vấn dụng kiến thức, kỹ năng bản thân để làm việc, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển của sống.
Một số nghề môi giới phải đáp ứng được các điều kiện, ví dụ, điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
– Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
+ Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
2. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có thời hạn sử dụng là 05 năm.
Yêu cầu đối với nghề môi giới: là người có kiến thức chuyên môn cơ bản, kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt, nói ngắn gọn, súc tích, nhạy bén, nhanh nhẹn biết thích ứng tình huống để thuyết phục khách hàng.
Bên cạnh các hoạt động môi giới được pháp luật bảo vệ, một số hoạt động môi giới trái pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiều và họ biến chúng thành “nghề” đặc biệt là môi giới mại dâm, môi giới hối lộ, điều này chứng tỏ rằng, mọi hoạt động trong đời sống chỉ cần có nhu cầu, thì sự kết nối giữa các chủ thể không phải là điêu khó khăn.